Nghệ sỹ Phan Thanh Liêm: Người độc diễn rối nước

Nghệ sỹ Phan Thanh Liêm: Người độc diễn rối nước

Làm nghệ thuật là phải sáng tạo, miễn sao không làm mất đi giá trị truyền thống đặc trưng", đây là lời tâm sự của nghệ sỹ múa rối nước Phan Thanh Liêm.

- Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống múa rối nước ở làng Rạch, tỉnh Nam Định. Ông cụ thân sinh ra anh là nghệ sỹ múa rối nước nổi tiếng Phan Văn Ngải, vậy anh đã học hỏi được gì từ người cha của mình ?

NS Phan Thanh Liêm: Có thể nói, cha tôi đã dành hết cuộc đời mình cho rối nước. Ông chính là người đã sáng tạo ra thủy đình đang được sử dụng ở tất cả các nhà hát múa rối hiện nay, đồng thời là chủ nhân của chú Tễu trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn là người thành lập đoàn múa rối tư nhân đầu tiên của Việt Nam mang tên Sông Ngọc để đi trình diễn khắp cả nước. Từ nhỏ tôi đã được sống trong không gian nghệ thuật múa rối truyền thống, nhất là được thừa hưởng tình yêu rối nước của cha tôi, lớn lên tôi đã quyết định chọn con đường múa rối nước để lập thân.

- Hơn 20 năm biểu diễn múa rối nước truyền thống, đó có phải là quãng thời gian cần thiết để anh nhận ra rằng: Cần phải sáng tạo hình thức múa rối mới để phù hợp với yêu cầu của người thưởng thức?

NS Phan Thanh Liêm: Như các bạn biết, rối nước đã tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ nhưng các trò diễn và hình dáng của các con rối vẫn không hề thay đổi. Trong khi đó, việc giao lưu văn hóa của các địa phương trong nước cũng như với thế giới rất rộng mở, vì lẽ này mà tôi đã bắt tay vào "cải tiến" các con rối giống như một sân khấu lưu động để tiện cho việc lưu diễn.

- Vậy, điểm khác biệt giữa sân khấu rối nước truyền thống với sân khấu rối nước của anh là gì?

NS Phan Thanh Liêm: Điểm khác biệt là con rối truyền thống làm bằng gỗ sung, con rối này được nối với một cây sào dài để người ở phía sau có thể điều khiển được. Nhưng với thiết kế này, một người chỉ có thể điều khiển được một con rối, như vậy trong một trò diễn có 5 đến 7 nhân vật thì cần có 5 đến 7 người điều khiển. Sân khấu múa rối nước truyền thống đường kính có thể lên tới 10m, cộng với rất nhiều phông bạt để trang trí sân khấu nên việc di chuyển đến các địa điểm để biểu diễn là không thể. Tôi đã nghĩ ra mô hình con rối mới với thiết kế chỉ cần một người có thể điều khiển được nhiều con rối cùng một lúc. Sân khấu cũng nhỏ hơn và làm bằng các chất liệu cao su, có thể gấp gọn và di chuyển dễ dàng.

- Trước đây với sân khấu lớn, người điều khiển phải đứng dưới nước để điều khiển suốt hàng tiếng đồng hồ, nhưng với sân khấu của mình, anh có thể ngồi trên sàn mà vẫn điều khiển các con rối?

NS Phan Thanh Liêm: Đúng vậy, đó cũng có thể coi là một ưu điểm nữa của sân khấu múa rối nước này.

- Anh đặt tên cho sân khấu múa rối nước của mình là "Độc diễn rối nước", ý nghĩa của cái tên này là gì?

NS Phan Thanh Liêm: Tuy sinh ra trong một gia đình có 7 đời biểu diễn rối nước, nhưng hiện nay tôi không thuộc biên chế của nhà hát múa rối nào. Mô hình sân khấu thu gọn do tôi nghĩ ra và thực hiện. Khi đi biểu diễn chỉ một mình tôi đi. Một mình tôi mang dây lưng da hermes siêu cấp biểu diễn hết các tiết mục nên tôi đặt tên cho sân khấu của mình là "Độc diễn rối nước" với hàm ý trên.

- Sau khi sân khấu của anh ra đời, anh được mời đi lưu diễn ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, thâm chí là ra nước ngoài như: Festival Múa rối Quốc tế, Hàn Quốc, Italia, Ba Lan, Thái Lan, Canada,Pháp… và sắp tới là Nhật Bản. Qua những chuyến lưu diễn này, điều anh tâm đắc nhất là gì?

NS Phan Thanh Liêm: Đó là việc tôi đã giới thiệu được một môn nghệ thuật của dân tộc ra thế giới, rối nước đúng là một môn nghệ thuật rất đặc sắc cần phải bảo tồn và phát triển. Qua những nơi tôi đã từng biểu diễn, tôi nhận thấy bạn bè quốc tế rất yêu mến môn nghệ thuật này.

- Sắp đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, anh có dự định gì không?

NS Phan Thanh Liêm: Tôi đang dàn dựng vở rối lớn trên sân khấu truyền thống về vua Lý Công Uẩncùng với một số nghệ sỹ khác để chào mừng 1000 năm Thăng Long. Hi vọng tiết mục biểu diễn của chúng tôi sẽ được đông đảo khán giả ủng hộ.