Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

TTTĐ - “Cha đẻ” của sân khấu múa rối nước thu nhỏ với những tích trò khiến cả trẻ em và người lớn ở mọi độ tuổi, mang đủ màu da, quốc tịch đều chăm chú dõi xem chính là nghệ sĩ Phan Thanh Liêm. “Liêm rối”, “Liêm xuất ngoại”, rất nhiều cái tên mà người ta muốn đặt cho anh, tựu chung đều để muốn nói rằng, con người gắn bó với rối, ăn rối, ngủ rối ấy đã dành phần lớn cuộc đời của mình “nuôi” con rối để nó “sống” với sứ mệnh truyền tải văn hóa Việt.

Cuối tháng 5 vừa qua, Phan Thanh Liêm vinh dự đoạt giải Đào Tấn do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc trao tặng cho các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn học, hội họa, âm nhạc xuất sắc; Đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc.

Chắp hồn cho gỗ…

Ngõ chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) quanh năm ồn ào và đông đúc. Con đường nhỏ với những ngõ ngách ngoằn ngoèo sẽ “làm khó” bất cứ ai đến đây lần đầu. Vậy mà, khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đầu trần, đeo ba lô, lặn lội giơ bản đồ, dò định vị tìm đến.

Thấy khách Tây, khách ta ngơ ngác tìm kiếm, người dân quanh đây sẽ nhiệt tình, hồ hởi hỏi ngay: “Nhà "Liêm rối" chứ gì? Đấy, chỗ cái nhà có mái ngói chìa ra với 2 cái cột đắp nổi màu đỏ, số 1 ấy”.

Du khách nước ngoài thích thú được trò chuyện, tìm hiểu và điều khiển con rối
Du khách nước ngoài thích thú được trò chuyện, tìm hiểu và điều khiển con rối
Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu
Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Gần đến nơi, nếu vào đúng suất diễn, từ xa bạn đã có thể nghe thấy những làn điệu chèo, quan họ rộn ràng réo rắt, tiếng sáo trúc ngân vâng hay tiếng khua nước và cả những tiếng tán thưởng trầm trồ của cả khách ta, khách Tây. Biểu diễn xong, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm sẽ bước ra sau tấm mành, giao lưu, chuyện trò, chụp ảnh cùng với khách.

Rất nhiều vị khách đến từ các nền văn hóa xa xôi tò mò, thích thú trước con rối và các tích trò của rối nước Việt Nam. Họ hỏi han cặn kẽ, tìm hiểu gốc tích và ý nghĩa từng nhân vật, cách tạo hình, cách biểu diễn và cả những bí quyết duy trì sân khấu rối nước của Phan Thanh Liêm. Với nụ cười hiền hậu và vốn ngoại ngữ học hỏi, rèn luyện suốt quá trình biểu diễn phục vụ khách cũng như các chuyến lưu diễn nước ngoài, bên chén nước chè, cái kẹo lạc, kẹo vừng mộc mạc, Phan Thanh Liêm sẽ chuyện trò rất lâu với du khách về truyền thống múa rối.

Trong men say của lâng lâng niềm tự hào, Phan Thanh Liêm tâm sự, những lúc ấy anh thực sự cảm ơn các cụ ngày xưa bằng thực tế đời sống sinh hoạt, sản xuất đã sáng tạo nên các tích trò qua rất nhiều đời. Từ mặt nước sân đình quen thuộc, từ những con rối vô tri vô giác làm nên những câu chuyện sống động.

Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm và bảo tàng rối của anh
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm và bảo tàng con rối của anh
Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu
Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Những lúc không gian lặng im, bạn sẽ bắt gặp Thanh Liêm ngồi giữa cơ man nào là con rối. Nhà anh đúng như một bảo tàng thực sự với những con rối cổ do cha ông để lại; Những con mới được tạo tác ở nhiều kích cỡ; Những con rối cũ được phục chế lại; Cả những con đặt theo yêu cầu của khách. Một thế giới con rối tưởng chừng vô tri vô giác nhưng đằng sau chúng là những câu chuyện mà nghệ nhân này sẽ nói với bạn từ ngày này qua ngày khác cũng không hết. Bởi rối có từ ngàn đời nay song hành với nền văn minh lúa nước của đồng bằng Bắc Bộ.

Cũng có khi, bạn sẽ phải chờ rất lâu để gặp anh. Căn nhà nhỏ ồn ào tiếng trẻ nhỏ. Cả bầy em bé vây quanh Phan Thanh Liêm, nhao nhao hỏi anh cách tô vẽ con rối, cách điều khiển và thuộc tích trò nào… Vuốt mồ hôi trên trán không kịp, Phan Thanh Liêm luôn tay luôn miệng nhưng anh tâm sự rằng những lúc ấy mình rất vui.

Trẻ em hào hứng tô vẽ con rối tại cơ sở biểu diễn sân khấu rối nước thu nhỏ của Phan Thanh Liêm
Trẻ em hào hứng tô vẽ con rối tại cơ sở biểu diễn sân khấu rối nước thu nhỏ của Phan Thanh Liêm

Vui vì đông khách là lẽ tất nhiên. Còn vui hơn nữa là bởi có nhiều người hào hứng với truyền thống. Anh còn vui vì bước chân ra khỏi đây, dù Tây hay ta, ai cũng sẽ đều gật gù mãn nguyện hiểu thêm về một bộ môn nghệ thuật độc đáo không đâu có trên thế giới. Sẽ có những người mua con rối mang về làm quà lưu niệm. Theo chân con rối ấy, văn hóa Việt sẽ đi tới mọi miền trên trái đất này.

Nghệ nhân múa rối nước là “làm tất ăn cả” như Phan Thanh Liêm vẫn nói vui. Sẽ không có người bảo quản, bảo trì, tạo tác và biểu diễn hay nghĩ tích trò riêng. Tất cả “all in one”. Vì chi phí không đủ để nuôi bộ máy cồng kềnh, hai vợ chồng anh xoay trần ra, vừa tiếp đón đoàn, vừa biểu diễn, vừa chào hỏi nói chuyện với khách, sau đó lại lau nhà dọn dẹp đón khách tiếp theo.

Phan Thanh Liêm ngậm ngùi kể: "Biểu diễn rối nước không phải nhẹ nhàng như nhiều nghệ thuật truyền thống khác. Phải có sức khỏe, mỗi buổi diễn nửa tiếng, có sức cản của nước, mùa đông lạnh, cơ thể liên tục phải làm việc nặng, nhiều hôm tay chân đau nhức, phải đi bệnh viện và chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp... vì thế thời gian qua, nhiều cơ sở rối nước mở ra lại phải đóng cửa vì những lý do khác nhau.

Bởi không ai có đủ kiến thức, văn hóa về rối và kiên nhẫn, chấp nhận gắn bó cả đời bên những khúc gỗ ấy. Chỉ khi thực sự yêu nó thì nghệ nhân mới nhìn ra cái hồn của rối mà chắp thêm tình cảm của mình để rối có đời sống xứng đáng trong xã hội hiện đại".

… để rối “sống” với văn hóa Việt

Nói đến rối nước là người ta nghĩ đến Việt Nam. Như kịch Noh của Nhật Bản, Kinh kịch của Trung Quốc. Những bộ môn nghệ thuật đặc trưng mang yếu tố quốc gia chính là “tấm danh thiếp” mà mỗi dân tộc góp mặt cho sự phong phú, đa dạng của văn hóa trên thế giới này. Ở đó, nó là duy nhất.

Sân khấu rối nước thu nhỏ cùng Phan Thanh Liêm mang văn hóa Việt đi khắp năm châu
Sân khấu rối nước thu nhỏ cùng Phan Thanh Liêm mang văn hóa Việt đi khắp năm châu

Nói Phan Thanh Liêm nuôi rối là không hoàn toàn đúng. Ở một nghĩa thực tế, rối nước nuôi anh, nuôi gia đình anh nhưng ở ý nghĩa tinh thần, anh đã cho rối một đời sống riêng. Bởi, không có bộ môn nghệ thuật nào nổi tiếng mà cứ đắp chiếu nằm trong kí ức, nằm trong viện bảo tàng, chờ khôi phục, bảo tồn.

Câu chuyện của rối, của mặt nước, của các con rối bằng gỗ là rất nhiều chuyện đằng sau nó. Bởi lẽ, như tại Liên hoan Nghệ thuật Múa rối nước không chuyên Hà Nội năm 2023 thiếu sự góp mặt của Phường Rối nước Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) do điều kiện trang thiết bị, con rối đã xuống cấp, mục nát không thể khắc phục để đảm bảo chất lượng các tiết mục.

Điều đó cho thấy, rối cần phải có đời sống của mình, hòa nhịp với đời sống con người. Bởi không có nghệ thuật nào tồn tại mà tách ra khỏi đời sống con người. Càng không có nghệ thuật nào được bảo tồn, phát huy mà không tạo sinh kế hay gắn liền với cuộc sống của con người.

Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Là truyền nhân đời thứ 7 trong gia đình có truyền thống biểu diễn nghệ thuật múa rối nước tại thôn Rạch (Nam Chấn, Nam Trực, Nam Định) - một trong những “nôi gốc” về múa rối nước cổ truyền của Việt Nam, Phan Thanh Liêm đã quá hiểu điều đó.

Lớn lên với nghề, sống với nghề đã là khó, nhận ra những hạn chế của nghề còn khó hơn và nghĩ ra cách khắc phục những hạn chế ấy thì còn khó khăn hơn nữa. Phan Thanh Liêm đã làm được và là người đi đầu trong việc sáng tạo, sử dụng mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ. Bằng việc dịch chuyển không gian biểu diễn múa rối nước ở bất cứ đâu, thay vì không gian biểu diễn cố định như thủy đình, ao làng, sân khấu truyền thống xưa kia, Phan Thanh Liêm đã dịch chuyển cả văn hóa Việt đi khắp năm châu.

Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Từ năm 2000 đến nay, anh có đến 30 lần mang múa rối nước xuất ngoại, biểu diễn tại các sự kiện văn hóa ở nhiều nước trên thế giới như: Ba Lan, Thái Lan, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Italia, Anh, Canada, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ… Có những chuyến đi của anh kéo dài gần một năm do các tổ chức quốc tế "đặt hàng". Khi trình diễn các tiết mục múa rối nước đặc sắc như "Cu Tí đi chơi thổi sáo", "Cày cấy", "Chọi trâu", "Đua thuyền"… anh như một "sứ giả văn hóa" thầm lặng quảng bá văn hóa Việt thông qua loại hình múa rối nước.

Hòa nhịp cùng hiện đại

Như bao ngành nghề khác, thời gian dịch bệnh, hoạt động biểu diễn của nghệ nhân Phan Thanh Liêm gặp rất nhiều khó khăn. Từ tháng 4/2022, sân khấu rối nước thu nhỏ của anh hoạt động trở lại ở cả 2 cơ sở Khâm Thiên và Thạch Bàn. Sân khấu Khâm Thiên mỗi lần đón đoàn đông nhất chỉ được 16 người, còn Thạch Bàn 40 người.

Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Phan Thanh Liêm tự nhận rằng sân khấu của mình may mắn bởi có lợi thế về địa điểm cho khách. Cơ sở Khâm Thiên thì khách từ phố cổ, Bờ Hồ sang, còn điểm Thạch Bàn, khách đi từ Hạ Long về. Nếu muốn tồn tại thì còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa.

Một mặt, anh làm công trình nghiên cứu về bộ điều khiển con rối ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào về chất liệu, về kỹ thuật. Bởi anh hiểu rõ nhất, con rối hoạt động như thế nào, đẹp hay không phụ thuộc vào kỹ thuật.

Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu

Mặt khác, anh mày mò nghĩ ra các trò mới. Mạnh dạn đưa tiết mục bộ đội duyệt binh, xe tăng bọc thép đi vòng vào hội diễn thể thao quân đội, anh khiến người xem trong và ngoài nước thích thú và tán thưởng.

Anh cũng mở rộng sang đề tài văn hóa giao thông, bảo vệ thiên nhiên, phê phán nạn phá rừng. Phan Thanh Liêm tiết lộ, thời gian tới anh sẽ làm trò về người ngoài hành tinh, có đĩa bay, con tàu vũ trụ. Anh tin rằng tạo hình người ngoài hành tinh xuất hiện trên mặt nước với âm nhạc rộn ràng, hiện đại chắc chắn sẽ khiến khán giả bất ngờ và thích thú. Đó cũng là cách để rối nước gần hơn với nhịp sống đương đại, song hành cùng với sự phát triển của thế giới.

Nguồn: tuoitrethudo.com.vn